Đường Lý Tự Trọng, Kp1, TT. Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Hệ thống IRNSS là gì?

3 thành phần chính của IRNSS

Cũng giống như các hệ thống vệ tinh GNSS trên toàn cầu khác, hệ thống định vị vệ tinh IRNSS của Ấn Độ cũng có 3 thành phần chính:

  • Thành phần không gian: Phần không gian của IRNSS gồm 8 vệ tinh. Trong đó, 3 vệ tinh là các vệ tinh địa tĩnh tại các vị trí 34E, 83E và 131.5E. 5 vệ tinh là các vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ với trái đất (cùng độ cao với vệ tinh địa tĩnh) và cắt mặt phẳng xích đạo tại các điểm 55E và 111.5E. Các vệ tinh này sử dụng các tần số định vị tại tại tần số L5 (1164.45 – 1188.45 MHz) và tại băng tần S (2483.5 - 2500.0 MHz), sử dụng các điều chế BPSK và BOC(5,2), tín hiệu của các vệ tinh được phân biệt nhờ sử dụng công nghệ CDMA.
  • Thành phần mặt đất: Thành phần mặt đất gồm các trạm điều khiển đặt tại Ấn Độ và một trạm chính Master Control Center nhằm điều khiển, định hướng, theo dõi, giám sát tính toàn vẹn, ổn định của hệ thống IRNSS
  • Thành phần người dùng: Người dùng sẽ nhận được tín hiệu từ IRNSS thông qua các máy thu tín hiệu vệ tinh như điện thoại thông minh, các thiết bị chuyên dụng như máy gps rtk 2 tần, qua đó biết được vị trí, thời gian và đường đi. Các thiết bị chuyên dụng sẽ thu được tín hiệu từ nhiều hệ vệ tinh hơn, và có vị trí chính xác hơn các thiết bị cá nhân