Đường Lý Tự Trọng, Kp1, TT. Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Khái niệm về công nghệ GNSS - GPS - RTK

GNSS là gì?

GNSS (viết tắt của global navigation satellite system) – nghĩa là Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu – là tên dùng chung cho tất cả các các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh. Hiện nay, trên thế giới có các hệ thống vệ tinh đang ở ngoài không gian và truyền tín hiệu đến các bộ thu tại trái đất như:

  • GPS của Mỹ
  • Galileo của liên minh châu Âu
  • Glonass của NGa
  • BeiDou-2 của Trung Quốc
  • NavlC của Ấn Độ

Tuy nhiên, hệ thống vệ tinh Beidou02, Galile và NavlC hiện nay chưa được hoạt động và sử dụng đầy đủ

GPS là gì?

Vậy như trên – GPS ( Viết tắt của Global Positioning System) là hệ thống vệ tinh được phát triển bởi quân đội mỹ, cung cấp tín hiệu vệ tinh từ ngoài không gian và gửi đến các máy thu ngoài trái đất.

Vậy GPS và GNSS khác nhau như nào?

Thực tế không có sự khác nhau giữa GPS và GNSS. Vởi vì hệ thống vệ tinh GPS của Hoa Kỳ là hệ thống vệ tinh đầu tiên, nên người ta mỗi khi nghĩ về các tín hiệu vệ tinh thường nghĩ ngay đến GPS. Ngày nay, như các bạn đã biết, có đến 5 hệ thống vệ tinh ( GNSS) được phát triển, và GPS là một trong 5 hệ thống đó.

Hiệu suất làm việc của hệ thống vệ tinh được đánh giá theo tiêu chí nào?

Hiệu suất của GNSS được đánh giá bằng bốn tiêu chí:

  • Độ chính xác: Đánh giá bằng sai số giữa kết qua đo được của máy thu và vị trí thật sự của nó, tốc độ hoặc thời gian đo.
  • Tính toàn vẹn: Khả năng của hệ thống để cung cấp ngưỡng tin cậy và, trong trường hợp có sự bất thường trong dữ liệu định vị.
  • Tính liên tục: Một hệ thống có khả năng hoạt động mà không bị gián đoạn
  • Tính khả dụng: Phần trăm thời gian tín hiệu đáp ứng các tiêu chí chính xác, toàn vẹn và liên tục ở trên

Ngày nay, GNSS được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như giải trí, đặc biệt đem lại độ chính xác cao trong công tác đo đạc, trắc địa khi kết hợp với trạm cors hoặc máy GPS 2 tần trong phép đo rtk.